My Cart
Blog

Nhà khoa học 11 năm nghiên cứu nói về chứng đau dạ dày.

Nhà khoa học 11 năm nghiên cứu nói về chứng đau dạ dày.

SKĐS – Chứng viêm loét dạ dày là một bệnh ai cũng biết, nhưng, quá khó để điều trị dứt điểm. Với 11 năm nghiên cứu, PGS. TS. Phạm Gia Điền và các đồng sự tại Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam cho rằng, việc điều trị đơn hướng khiến loại bệnh này ít khi được trị khỏi hoàn toàn.

Thưa PGS.TS. Phạm Gia Điền, đau dạ dày vốn đã là một chứng bệnh quen thuộc và đã có nhiều loại thuốc chữa bệnh này trên thị trường, vậy vì sao lần này ông lại chọn bệnh đau dạ dày để tiếp cận?

PGS.TS. Phạm Gia Điền: Tôi cho rằng tìm ra một giải pháp mới cho một vấn đề cũ thì vẫn đáng để chúng ta nghiên cứu và thử nghiệm. Huống hồ trên thực tế, bệnh đau dạ dày hầu như ai cũng biết tới nhưng để tìm được một giải pháp tiếp cận đầy đủ các tác nhân gây đau dạ dày thì hiện tại tôi vẫn chưa thấy được ngoài thị trường. Việc này dễ dẫn đến chuyện người bệnh uống thuốc có thể thấy đỡ phần nào nhưng chưa triệt để, một thời gian sau lại tái phát.

Những tác nhân gây đau dạ dày là gì và cách tiếp cận của ông như thế nào?

PGS.TS. Phạm Gia Điền: Theo những thông tin mà chúng tôi đã nghiên cứu, thì thực ra để giải quyết được chứng viêm loét dạ dày tá tràng nói chung, cần phải ý thức và tiếp cận đầy đủ 5 vấn đề sau:

Thứ nhất, phải diệt được khuẩn HP, căn nguyên gây ra việc viêm loét dạ dày tá tràng và còn có thể là ung thư dạ dày.

Thứ hai, phải ngăn chặn việc viêm loét dạ dày khi bắt đầu phát hiện dấu hiệu bị viêm.

Thứ ba, phải có cách làm chỗ viêm loét liền lại.

Thứ tư, trong thời gian này phải có những biện pháp giảm đau cho người bệnh

Thứ năm, và quan trọng nhất, ngăn ngừa được quá trình tái phát bằng cách chống những quá trình tiết nhiều acid và dịch vị.

Phải tiếp cận và giải quyết được tổng thể 5 khía cạnh trên thì theo tôi mới được gọi là triệt để. Chúng tôi đã làm điều đó với Trường An Vị.

Theo ông tại sao lại phải xử lý đầy đủ cả 5 khía cạnh trên?

PGS.TS. Phạm Gia Điền: Thường thì người ta có bệnh vái tứ phương, người bị đau dạ dày cũng vậy. Họ thường làm theo những mẹo, hay là tìm hiểu xem bạn bè người thân đã từng bị như thế nào, xem họ uống thuốc gì, dùng cái gì thì dùng theo. Rất có thể những việc đó có hiệu quả thời gian đầu, nhưng đa phần chỉ chữa được một góc của bệnh đau dạ dày.

5 khía cạnh này liên quan mật thiết tới nhau, cái này không chữa triệt để dễ sinh ra cái kia, và để có một cơ thể khoẻ mạnh, người bệnh không thể coi thường bất cứ yếu tố nào ở trên.

Ở trên TS có nhắc về vùng nguyên liệu chất lượng, thế còn cách sử dụng chúng để kết hợp với nhau tạo thành bài thuốc thì như thế nào? Có theo một tỷ lệ định lượng nào đó đã được nghiên cứu từ trước hay không?

PGS.TS. Phạm Gia Điền: Việc lựa chọn tỉ lệ của các loại nguyên liệu làm sao tối ưu hoá hiệu quả của những loài thảo dược đó cũng rất quan trọng. Tuy lành tính hơn thuốc tây, nhưng nếu không biết sử dụng đúng cách, thì những cây thuốc xuất phát từ thiên nhiên cũng có thể gây tác dụng phụ cho người bệnh. Như dùng nhiều lá khôi thì có thể gây suy nhược cơ thể, dùng không đúng liều củ bình vôi có thể gây táo bón,…

Chúng tôi rất hãnh diện là sau đằng đẵng 11 năm nghiên cứu về những bài thuốc Nam chữa đau dạ dày thì đã tìm ra một công thức “chuẩn” để kết hợp giữa hai loại thảo dược đặc biệt hiệu quả là nghệ và củ bình vôi, tạo nên “tỷ lệ vàng” BVN11. Đây là công thức độc quyền có trong Trường An Vị, ước tính có thể mang lại hiệu quả phục hồi gấp hàng chục lần thông thường.

Tuy nhiên, khi dùng thuốc Nam thì người bệnh cũng nên lưu ý tìm tới các cơ sở uy tín, không chỉ bởi nguồn gốc xuất xứ thảo dược, mà còn là cách kết hợp các loại thảo dược với nhau, cũng cần phải người hiểu biết về y học cổ truyền và các loại thảo dược mới đưa ra được những ý kiến tư vấn chính xác và hữu ích cho người bệnh.

Xin cảm ơn phần trả lời phỏng vấn với những kiến thức rất thú vị của PGS.TS. Phạm Gia Điền! Chúc ông luôn mạnh khoẻ và có nhiều hơn nữa những cống hiến cho khoa học.

PGS-TS Phạm Gia Điền sinh năm 1950. Năm 1973, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp tại Liên Xô cũ. Năm 1989, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Viện Hàn lâm Bungari. Với những cống hiến và đóng góp không ngừng nghỉ của mình, năm 2004, ông được Nhà nước phong chức danh phó giáo sư. Hiện ông đang là Trưởng phòng Công nghệ các hoạt chất sinh học, Viện Hoá học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Leave your thought

Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
  • Attributes
  • Custom attributes
  • Custom fields
Click outside to hide the comparison bar
Compare
Compare ×
Let's Compare! Continue shopping